Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

25/06/2020 1365 0
Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương là một ngày lễ đặc biệt quan trọng trong truyền thống người Việt Nam, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Đồ thắp hương ngày Tết của các gia đình là hoa quả, bánh trái, ngoài ra còn có các món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương, khu vực. Đối với người dân Cao Bằng, bánh gio và rượu nếp là hai món không thể thiếu trong dịp này.

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt thường chuẩn bị lễ cúng, thắp hương tạ ơn trời đất ban cho mùa màng bội thu, đồng thời bày tỏ mong ước sâu bọ không phát triển để cây cối đơm hoa kết quả tươi tốt.

Rượu nếp

Rượu nếp là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt. Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng. Món ăn này ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.

Rượu nếp trắng


Ngày Tết Đoan ngọ, rượu nếp trắng có giá bán từ 60 - 80 nghìn đồng/kg, rượu nếp cẩm có giá bán từ 100 - 120 nghìn đồng/kg.Cách làm cũng đơn giản, không quá khó. Mang gạo nếp trắng ngâm và cẩm đồ thành xôi; để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Đây là khoảng thời gian cơm sẽ tiết ra nhiều nước và có mùi thơm của men rượu đặc trưng. Cơm rượu nếp đạt là khi thấy cơm có nước chảy ra, khi ăn có vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng của rượu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Bánh gio

Bánh gio

Bánh gio vốn là thức quà dân dã có nhiều tên gọi khác nhau như bánh tro, bánh ú tro... đây cũng là một món ăn luôn có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Bánh gio không chỉ ngon mà còn giúp chống ngấy, hạ nhiệt, làm mát ruột, thích hợp để ăn trong những ngày nắng nóng của mùa hè.
Nguyên liệu để làm bánh gồm: gạo nếp, nước tro, nước vôi trong, lá cây chít hoặc lá dong, lá chuối để gói. Gạo để làm bánh phải là loại gạo nếp ngon, vo gạo rồi để ráo nước. Nước tro hòa với nước vôi trong có màu vàng hổ phách mới đạt yêu cầu, sau đó cho gạo vào ngâm đến khi nước ngấm vào gạo. Khi vớt gạo lên để gói bánh cần phải rửa qua nước, cho thêm một chút muối và để ráo. Lá dùng để gói bánh tro được luộc qua, tước hết phần gân lá cho mềm, dai và dễ gói hơn; lau khô trước khi gói bánh.Bánh gio vốn thức quà dân dã có nhiều tên gọi khác nhau như bánh tro, bánh ú tro... đây cũng là một món ăn luôn có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Bánh gio không chỉ ngon mà còn giúp chống ngấy, hạ nhiệt, làm mát ruột, thích hợp để ăn trong những ngày nắng nóng của mùa hè.

Có nhiều cách gói bánh gio, có thể gói bánh dài hoặc hình khối tam giác, chú ý khi buộc bánh không được quấn chật tay để khi luộc hạt gạo có thể nở và chín đều. Nước luộc bánh cho một ít nước gio, đổ nước nhập hơn bánh, luộc từ 3 đến 5 giờ, vớt ra để nguội. Bánh gio ăn nguội và chấm cùng mật mía, khi ăn sẽ thấy vị thanh mát, rất tốt cho đường tiêu hóa.

Nguồn: Báo Cao Bằng

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu