Núi Mào Gà
Núi Mào Gà

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: (0206) - 3854 211

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: sovhtt@caobang.gov.vn

Địa chỉ: Xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Xã Tam Kim, Huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng

Vị trí quan sát nằm bên đường tỉnh lộ, thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình. Cảnh quan hùng vĩ thể hiện sự khác biệt của địa hình trên các loại đá khác nhau cũng như dấu ấn của hoạt động nội sinh (xảy ra trong lòng Trái Đất, thí dụ như hoạt động đứt gãy hay phun trào núi lửa) và ngoại sinh (xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thí dụ như xâm thực bóc mòn hay phong hóa). Tại đây có thể quan sát thấy địa hình dạng đồi với đỉnh bằng và sườn mềm mại trên đá phiến sét (gọi là hệ tầng Sông Hiến, hình thành cách ngày nay khoảng 250 triệu năm trong kỷ Trias). Xa hơn là địa hình gồ ghề trên đá vôi phân lớp mỏng, bị đứt gãy cắt xẻ tạo vách dốc đứng, kéo dài (gọi là hệ tầng Nà Quản, hình thành cách ngày nay khoảng 400 triệu năm trong kỷ Devon). Địa hình gồ ghề, lởm chởm của đá vôi kết hợp với địa hình thoải của đá phiến sét ở bên dưới làm nên một cái “mào gà” khổng lồ, vì thế mà thành tên núi. Theo trật tự ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Vị trí quan sát nằm bên đường tỉnh lộ, thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình. Cảnh quan hùng vĩ thể hiện sự khác biệt của địa hình trên các loại đá khác nhau cũng như dấu ấn của hoạt động nội sinh (xảy ra trong lòng Trái Đất, thí dụ như hoạt động đứt gãy hay phun trào núi lửa) và ngoại sinh (xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thí dụ như xâm thực bóc mòn hay phong hóa).
Tại đây có thể quan sát thấy địa hình dạng đồi với đỉnh bằng và sườn mềm mại trên đá phiến sét (gọi là hệ tầng Sông Hiến, hình thành cách ngày nay khoảng 250 triệu năm trong kỷ Trias). Xa hơn là địa hình gồ ghề trên đá vôi phân lớp mỏng, bị đứt gãy cắt xẻ tạo vách dốc đứng, kéo dài (gọi là hệ tầng Nà Quản, hình thành cách ngày nay khoảng 400 triệu năm trong kỷ Devon). Địa hình gồ ghề, lởm chởm của đá vôi kết hợp với địa hình thoải của đá phiến sét ở bên dưới làm nên một cái “mào gà” khổng lồ, vì thế mà thành tên núi.
Theo trật tự địa tầng thì đá vôi nhẽ ra phải nằm dưới đá phiến sét. Tuy nhiên do hoạt động kiến tạo mà chúng đã được nâng lên. Hoạt động bóc mòn, xâm thực chắc đã tác động mạnh mẽ mới có thể bóc mòn đi phần trên của địa hình, làm lộ ra đá vôi.
Toàn bộ khu vực hiện đang tiếp tục biến cải bởi các hoạt động kiến tạo hiện đại, thể hiện ở các sườn núi với vách dốc và thung lũng xâm thực sâu.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí