Giá: Miễn phí
Số điện thoại: (0206) - 3854 211
Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: sovhtt@caobang.gov.vn
Địa chỉ: xã Minh Long, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng Xã Minh Long, Huyện Hạ Lang, Tỉnh Cao Bằng
Điểm quan sát nằm ở địa phận xã Minh Long, huyện Hạ Lang. Tại đây đã tìm thấy một lượng lớn hóa thạch Tay cuộn được bảo tồn khá tốt trong đá phiến sét của hệ tầng Mia Lé (D1ml) tuổi De Von sớm, cách ngày nay khoảng 400 triệu năm.
Mansuy H., một nhà địa chất người Pháp, đã tìm thấy các hóa thạch này lần đầu tiên cách đây hơn 100 năm ở miền Bắc Việt Nam, vì thế chúng được đặt tên là Euryspirifer tonkinensis. Hóa thạch này cũng được tìm thấy cùng với san hô ở điểm di sản số 1 - San hô cổ Lang Môn - dọc theo tuyến “Khám phá Phia Oắc - vùng núi của sự đổi thay”.
Việc phát hiện hóa thạch Tay cuộn trong vùng chỉ ra rằng cách đây khoảng 400 triệu năm, nơi đây đã từng là biển nông. Độ sâu thích hợp là từ vài mét đến vài chục mét, tuy nhiên, chúng có thể sống ở độ sâu đến 200m, tức là ở thềm lục địa. Tay cuộn là loài sinh vật sống trong môi trường biển có độ mặn trung bình, thoạt nhìn trông giống như con trai, con hến. Chúng gần như không có khả năng tự vệ và lớp vỏ bao quanh thân mềm là sự bảo vệ duy nhất của chúng. Tay cuộn có chân thịt (cuống nhỏ) cứng, bám cố định trên bề mặt đáy biển nơi lộ đá gốc, tảng đá hoặc vỏ các loài khác. Tay cuộn không thể tự vận động để kiếm thức ăn. Chúng ăn các sinh vật phù du hoặc xác vật chất hữu cơ trong nước khi nước đi vào đi ra qua vỏ của chúng.
Ngày nay, vẫn còn khoảng 300 loài Tay cuộn sống trong môi trường biển lạnh và sâu trong khi đa số các loài khác cùng nhóm đã tuyệt chủng trong cuộc khủng hoảng sinh giới xảy ra ở quy mô toàn cầu khoảng 252 triệu năm trước (cuối kỉ Permi).
Các hóa thạch Tay cuộn là những minh chứng rất quan trọng cho lịch sử tiến hóa và phát triển của Trái Đất. Vì vậy, hãy bảo vệ chúng: đừng lấy và mang chúng đi.
Khoảng cách: 5,69 km
Khoảng cách: 6,37 km
Khoảng cách: 6,36 km
Khoảng cách: 6,41 km
Khoảng cách: 8,74 km
Khoảng cách: 10,06 km
Khoảng cách: 10,45 km