Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024

15/09/2024 88 0
Ngày 12/9, tại tỉnh Cao Bằng diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APGN) năm 2024.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Hội nghị CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức luân phiên 2 năm 1 lần tại một quốc gia tiêu biểu trong khu vực với mục tiêu chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng, phát triển danh hiệu CVĐC. Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tổ chức tại Cao Bằng với chủ đề “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng CVĐC”. Hội nghị có hơn 800 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.

Tham dự có đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; đồng chí Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện Lãnh đạo UBND các tỉnh: Hà Giang, Đắk Nông, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Đại biểu tổ chức UNESCO và Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO có bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; ông Nickolas Zouros, Chủ tịch Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; ông Jin XiaoChi, Phó Chủ tịch Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, Điều phối viên Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương; ông Guy Martini, Tổng Thư ký Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; các đại biểu đại diện các thành viên của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Về phía tỉnh Cao Bằng có đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng; đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị; đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.

Mạng lưới CVĐC toàn cầu (GGN) là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2004, một mạng lưới hỗ trợ của UNESCO phục vụ quản lý trong Ủy ban Khoa học Trái Đất và Sinh thái.Đến nay GGN đãcó 213 CVĐC thành viên của gần 50 quốc gia trên thế giới. GGN là một mạng lưới năng động, nơi các thành viên cam kết làm việc cùng nhau, trao đổi ý kiến về phương pháp tốt nhất và tham gia vào các dự án chung nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của tất cả các sản phẩm và thực tiễn của CVĐC toàn cầu của UNESCO. GGN tìm cách nâng cao và bảo tồn các di sản địa chất của hành tinh, cũng như khuyến khích các nghiên cứu bền vững và phát triển bởi các cộng đồng liên quan. CVĐC còn là nơi lưu giữ một số di sản địa chất quan trọng tầm cỡ quốc gia, quốc tế hoặc tập hợp các thực thể địa chất đặc biệt về mặt khoa học, vẻ đẹp hoặc độ hiếm gặp, đại diện cho lịch sử kiến tạo địa chất hình thành nên khu vực đó. Bên cạnh các giá trị địa chất - địa mạo, trong phạm vi CVĐC còn có các giá trị khác về cảnh quan, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử, khảo cổ, kinh tế.

Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 8 phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằngnhấn mạnh: CVĐC Non nước Cao Bằng vinh dự được lựa chọn là địa phương đăng cai Hội nghị Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8. Việc đăng cai Hội nghị khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của CVĐC Non nước Cao Bằng nói riêng, Mạng lưới CVĐC Việt Nam nói chung trong các hoạt động của Mạng lưới CVĐCkhu vực và toàn cầu; đồng thời, khẳng định quyết tâm của địa phương trong việc phát triển danh hiệu CVĐCtoàn cầu UNESCO,hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Nhận thức rõ việc tổ chức Hội nghị không chỉ là trách nhiệm của địa phương, tỉnh Cao Bằng đã mời Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam - Bộ Ngoại giao đồng chủ trì Hội nghị, qua đó cùng đồng hành với Cao Bằng trong việc kết nối cácCVĐC toàn cầu trong Mạng lưới Việt Nam và các bộ, ngành liên quan phối hợptổ chức Hội nghị.

Cao Bằng được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh cùng kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, các di sản địa chất độc đáo có giá trị, trong đó 102 di tích được xếp hạng (03 di tích Quốc gia đặc biệt, 26 di tích cấp Quốc gia, 73 di tích cấp tỉnh), 02 bảo vật Quốc gia, hơn 2.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được tư liệu hoá, trong đó có 07 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

CVĐC Non nước Cao Bằng là nơi lưu giữ những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi trên 500 triệu năm của Trái Đất. Hoạt động địa chất qua hàng trăm triệu năm đã kiến tạo nên dạng địa hình, cảnh quan đá vôi hết sức độc đáo, đa dạng, cùng với hệ thống hang động, sông ngòi phong phú, trong đó nổi bật là thác Bản Giốc được các hãng thông tấn, báo chí thế giới vinh danh là một trong 4 thác nước lớn trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia; là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và là thác nước nằm trong top 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới. Danh thắng động Ngườm Ngao được thiên nhiên ưu ái với hệ thống nhũ đá độc đáo, đặc sắc đan xen nhau tạo thành mê cung diệu kì. Quần thể hồ Thăng Hen với hệ thống hang động ngầm có giá trị quan trọng trong nghiên cứu khoa học,…Bên cạnh đó, nơi đây còn chứa đựng những giá trị nổi bật về hệ sinh thái với sự hiện diện của nhiều giống loài quý hiếm như: Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén với đặc trưng rừng rêu và đa dạng sinh học với trên 90 loài thực vật và 58 loài động vật quý hiếm.... Đến với CVĐC Non nước Cao Bằng, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành địa chất và nền văn hóa đậm đà bản sắc thông qua bốn “tuyến trải nghiệm” với những giá trị đặc trưng, riêng biệt.

Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng luôn kiên định mục tiêu phát triển CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng gắn với bảo tồn các giá trị di sản, tài nguyên môi trường, bảo tồn nghề truyền thống, phát triển du lịch bền vững và giáo dục thế hệ tương lai, phát triển mạng lưới đối tác, chung tay vì cộng đồng phát triển vững mạnh.

Để góp phần quảng bá, giới thiệu về danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO tới du khách trong nước và quốc tế, tỉnh Cao Bằng đã lên kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho các hoạt động chính trong khuôn khổ Hội nghị như: các phiên hội thảo chuyên đề, gian hàng quảng bá các CVĐC,đặc biệt là các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Qua đó góp phần quảng bá về các giá trị của CVĐC Non nước Cao Bằngvà các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Trong thời gian tham gia Hội nghị tại Cao Bằng, đặc biệt là trong quá trình tham gia hoạt động khảo sát thực địa các tuyến trải nghiệm CVĐC Non nước Cao Bằng, hi vọng quý vị có thể cảm nhận phần nào về vùng đất và con người nơi đây, cũng như những hoạt động của CVĐC đã và đang mang lại những thay đổi tích cực đối với cộng đồng địa phương.

Để Hội nghị APGN lần thứ 8 phát huy được vai trò là sự kiệnquan trọng của Mạng lưới CVĐCtoàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tỉnh Cao Bằng mong muốn các đại biểu, các thành viên của Mạng lưới cùng tập trungtrí tuệ tập thể và trách nhiệm để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về xây dựng, phát triển CVĐC.Từ đó, cùng tìm ra những giải pháp cho những thách thức toàn cầu đang đặt ra hiện nay, đặc biệt là tăng cườngvai trò của cộng đồng địa phương, chủ thể của các CVĐC trong hoạt động bảo tồn, xây dựng và phát huy giá trị CVĐC vì một cộng đồng phát triển vững mạnh.

Đồng chí Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam khẳng định: Trong các danh hiệu UNESCO, CVĐC toàn cầu được đánh giá là một trong những mô hình phát triển kinh tế, xã hội nổi bật, tạo ra nhiều đóng góp thiết thực cho địa phương… Năm 2022, tại Thái Lan, trước những đóng góp tích cực trong Mạng lưới, tỉnh Cao Bằng của Việt Nam đã vinh dự được trao quyền đăng cai Hội nghị APGN-8. Đây cũng là dịp để Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò thành viên tích cực, trách nhiệm và đóng góp thực chất vào các vấn đề chung của Tổ chức UNESCO. Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam rất vui mừng được đồng tổ chức Hội nghị và đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với  UBND tỉnh  Cao Bằng trong công tác chuẩn bị Hội nghị.

Ông Nickolas Zouros, Chủ tịch Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, đại diện Lãnh đạo Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương bày tỏ những chia sẻ sâu sắc với các địa phương phía Bắc của Việt Nam cũng như tỉnh Cao Bằng trước những tổn thất nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra. Đánh giá rất cao nỗ lực của tỉnh trong việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị diễn ra theo đúng kế hoạch, đặc biệt trong bối cảnh Cao Bằng và các tỉnh miền Bắc Việt Nam gặp nhiều khó khăn ứng khó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chia sẻ những khó khăn, mất mát về người và của mà nhân dân Cao Bằng và các địa phương miền núi và trung du phía Bắc đang phải đối mặt. Đồng chí đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân Cao Bằng cũng như các địa phương trong khắc phục thiên tai, sớm ổn định sản xuất, cuộc sống, tổ chức thành công Hội nghị.Đồng chí khẳng định: UNESCO là tổ chức duy nhất của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực Khoa học Trái Đất, hơn 50 năm qua đã phát huy vai trò tiên phong, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm nâng cao nhận thức và hành động xử lý hài hòa, bền vững mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Đặc biệt, chúng ta có thể tự hào vì những đóng góp thiết thực của Mạng lưới CVĐC toàn cầu trong việc tăng cường gắn kết, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản đặc biệt – di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, vì phát triển của cộng đồng, sinh kế của người dân và phát triển bền vững ở khu vực và toàn cầu trong suốt hai thập kỷ qua. Đồng chí đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận, làm rõ một số hướng hợp tác mới: Một làcần xác định cách tiếp cận tổng thể để thống nhất trong nhận thức và hành động về bảo tồn và phát huy giá trị CVĐC vì phát triển bền vững. Hai là,cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm hay, điển hình tốt, đưa ra các khuyến nghị, chính sách phù hợp về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững CVĐC toàn cầu. Ba là, thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên và hợp tác quốc tế phát triển CVĐC toàn cầu gắn với phát triển bền vững. Bốn là, cần thúc đẩy tầm nhìn dài hạn 5 năm, 10 năm cho phát triển Mạng lưới CVĐC toàn cầu…

Phó Thủ tướng tin tưởng rằng với trí tuệ, tâm huyết và đóng góp quý báu từ các đại biểu, những gì chúng ta trao đổi tại Hội nghị lần này và nhiều sáng kiến, dự án sẽ được triển khai trong thời gian tới sẽ là bước chuẩn bị quan trọng cho định hướng hợp tác về CVĐC toàn cầu sẽ đệ trình Kỳ họp 220 Hội đồng chấp hành sắp tới, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai cũng như Kỳ họp 42 Đại hội đồng UNESCO vào năm 2025. Chỉ bằng cách chung tay hành động, chúng ta mới có thể dành cho con cháu chúng ta một tương lai tốt đẹp và phồn vinh.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tại Lễ khai mạc, các đại biểu đã xem các video clip quảng bá giá trị di sản thiên nhiên, giá trị địa chất, địa mạo trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng và các tiết mục văn nghệ giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Cao Bằng.

Hoài Nam

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu