Hội nghị triển khai công tác du lịch và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2024

28/03/2024 587 0
Ngày 21/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác du lịch và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2024.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng - Trưởng Tiểu ban nội dung đột phá về phát triển du lịch – dịch vụ bền vững giai đoạn 2021-2025; đồng chí Sầm Việt An, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng (VHTTDL); đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh; lãnh đạo, công chức, viên chức các phòng, đơn vị trực thuộc Sở VHTTDL; một số đơn vịkinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Đồng chí Sầm Việt An, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Cao Bằng phát biểu khai mạc.

Năm 2023, Sở VHTTDL đã tích cực chủ động, tham mưu cho UBND tỉnh công tác phát triển du lịch; thực hiện tốt vai trò, chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao năm 2023.

Về công tác phát triển sản phẩm du lịch, Sở đã kịp thờihướng dẫn các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong các dịp lễ, tết. Xây dựng sản phẩm du lịch đêm, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao với các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, cùng các dịch vụ đặc sắc, hấp dẫn được du khách yêu thích, lựa chọn tham gia, trải nghiệm. 

Trong năm, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được tăng cường,góp phần xây dựng hình ảnh điểm đến Cao Bằng “bản sắc, thân thiện, mến khách”. Đặc biệt, năm 2023, sự kiện Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Các hoạt động tại sự kiện đã giới thiệu một cách sinh động về miền đất, văn hóa, con người và danh lam thắng cảnh của Non nước Cao Bằng.Duy trì và nâng cấp Cổng du lịch thông minh, ứng dụng du lịch thông minh trên smartphone. Phối hợp xây dựng Đề án Số hóa dữ liệu du lịch, hệ thống thực tế ảo, thuyết minh ảo, du lịch trải nghiệm 3D. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, các đơn vị truyền thông trên cả nước thực hiện các tin, bài, phóng sự về du lịch Cao Bằng.

Về công tác liên kết phát triển du lịch, trongnăm, ngànhDu lịch Cao Bằng tích cực tham gia các hoạt động liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước. Tiếp tục tham mưu các nội dung về triển khai Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc); đẩy mạnh tham gia các hoạt động của mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO và mạng lưới CVĐC Châu Á - Thái Bình Dương; đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các CVĐC trong nước.

Sở VHTTDL còn chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, năm 2023cấp 16 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, 02 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Tính đến cuối năm 2023, Sở VHTTDL Cao Bằng quản lý 56 hướng dẫn viên, trong đó 15 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 41 hướng dẫn viên du lịch nội địa.Tổ chức được 06 hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển du lịch; 13 lớp tập huấn, hội thảo, khảo sát thực địa nâng cao năng lực, tuyên truyền giáo dục về CVĐC cho các cá nhân, cộng đồng dân cư, các đối tác CVĐC với số lượng 586 người; 4 lớp tập huấn cho 306 lượt giáo viên phụ trách Câu lạc bộ “Cùng em khám phá CVĐC” trong trường THCS và THPT vùng CVĐC Non nước Cao Bằng...Các đơn vị trực thuộc Sở VHTTDL nỗ lực hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển du lịch.

Năm 2023, tổng lượng khách du lịch Cao Bằng đạt: 1.945.142 lượt, tăng 76% so với năm 2022, tăng 26% so với năm 2019; đạt 150% kế hoạch năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 34.336 lượt, tăng 107% so với năm 2022, tăng 90% so với năm 2019; đạt 34% kế hoạch năm; khách du lịch nội địa đạt: 1.910.806 lượt, tăng 76% so với năm 2022, tăng 40% so với năm 2019; đạt 159 % kế hoạch năm. Tổng thu du lịch đạt: 1.334 tỷ đồng, tăng 115% so với năm 2022, tăng 178% so với năm 2019; đạt 148% kế hoạch năm.

Đồng chí Nguyễn Thị Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng phát biểu thảo luận.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận các nội dung: Mở rộng không gian cho du khách qua lại, phát triển các sản phẩm du lịch trong Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam)-Đức Thiên (Trung Quốc); công tác quy hoạch du lịch tỉnh; công tác quản lý dịch vụ du lịch, thúc đẩy các sản phẩm du lịch; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh gắn với phát triển du lịch; công tác chuyển đổi số du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; công tác phát triển hội viên Hiệp hội Du lịch tỉnh; công tác quản lý điểm di sản Mắt Thần Núi; phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP phục vụ khách du lịch; công tác phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Hà Quảng; công tác quản lý, xúc tiến đầu tư du lịch trên địa bàn huyện Bảo Lâm; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch…

Đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kết quả đã đạt được của ngành Du lịch Cao Bằng trong năm 2023. Để du lịch Cao Bằng phát huy hơn nữa kết quả đạt được, đồng chí đề nghị:Các cấp, các ngành và các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch quan tâm, tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững; Công điện số 06/CĐ-TTg ngày 15/01/2024 về việc nâng cao hiệu quả công tác thống kê du lịch để đánh giá, hoạch định chính sách và thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững. Sở VHTTDL tham mưu ban hành chương trình phát triển Du lịch - Dịch vụ năm 2024, trong đó cần bám sát thực tiễn, bảo đảm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy lợi thế phát triển du lịch. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong phát triển du lịch. Kịp thời tham mưu xử lý những khó khăn, vướng mắc, đề xuất chính sách mới phù hợp với thực tiễn của tỉnh, xu hướng phát triển của cả nước và thế giới.Ngành VHTTDL, các sở, ngành, địa phương cầnxác định các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, có tiềm năng, thế mạnh gắn với CVĐC UNESCO Non nước Cao Bằng để khẩn trương có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư. Tăng cường kết nối các điểm lưu trú, dịch vụ, phát triển các sản phẩm OCOP trong tuyến du lịch, trải nghiệm của CVĐC. Chú trọng về không gian kiến trúc dân tộc thiểu số, chất lượng dịch vụ, trải nghiệm độc đáo, ấn tượng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch, quản lý vùng CVĐC toàn cầu thông qua việcứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy tối đa các giá trị địa chất, cảnh quan, giá trị văn hóa. Hiệp hội Du lịch tỉnh tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch với hiệp hội, ngành nghề khác liên quan; đồng thời phát huy vai trò chủ động trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng nghề của đội ngũ lao động du lịch và các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ độngtham vấn trong phục hồi du lịchẩy mạnh kết nối, hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau phát triển. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số.

Đồng chí Sầm Việt An, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL trao giấy khen cho các tập thể đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2023.

Dịp này, Sở VHTTDL đã tặng giấy khen cho 04 tập thể và 06 cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2023.

Hoài Nam, Xuân Quỳnh, Nông Diễm

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu