Phóng sự ảnh: Khám phá bí kíp làm tương Mẹc Cảng

25/12/2023 348 0
Nghề làm tương Mẹc Cảng (tương lúa mì) ở xóm Thông Huề, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã có từ lâu đời. Đến nay, trong xóm vẫn còn hơn 20 hộ dân đang bảo lưu và phát triển công thức làm tương một cách chuyên nghiệp.

Tương Mẹc Cảng - đặc sản miền sơn cước, một gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi của người dân bản địa nơi đây. Tương được chế biến bằng phương pháp thủ công có màu nâu đậm, sánh, với mùi thơm và vị ngọt bùi. Với hương vị riêng đó, tương mẹc cảng là một gia vị hoàn hảo góp phần tạo nên món những món ăn mang đậm hồn non nước.

Kỹ thuật làm tương Mẹc Cảng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải chọn loại lúa mì mẩy hạt, sàng sẩy sạch và phơi khô.

Tiếp đó, lúa mì được đem xát thành bột. Bột được nhào đều với nước và nặn thành từng bánh tròn đường kính khoảng 20 cm.

Sau đó, đun nước sôi để thả bánh đã nặn xuống, đợi đến khi bánh chín nổi lên thì đem phơi nắng.

    

Dùng lá ngải đắng ủ khoảng 3 - 4 tối, sau đó phơi khô cho đến khi bánh có mùi thơm của lúa mì và đem về rửa sạch. Tiếp theo là công đoạn ngâm muối, ủ và xát thành bột đặc. Sau cùng là công đoạn đánh tương - đây là khâu rất quan trọng bởi nếu chưa thuần thục, tương ăn không thơm ngon.

Thành phẩm tương phải có màu nâu đậm, sánh, dịu, có mùi thơm ngọt, bùi mới là sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Tương Mẹc Cảng mang hương vị đậm đà rất riêng mà không phải loại gia vị nào cũng có được. Với hương vị đặc trưng, sản phẩm tương Mẹc Cảng của h kinh doanh Hoàng Thị Phượng (xóm Thông Huề, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022.

Sau khi được công nhận, sản phẩm đã dần khẳng định được vị thế thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng và trở thành món quà dành tặng bạn bè, người thân khi đến với miền Non nước Cao Bằng.

Tác giả bài viết: Hoài Niệm

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu