Thăm Cao Bằng, hành trình trải nghiệm đến những địa điểm, di tích còn lưu giữ dấu tích của một thời chiến tranh với những chiến công hiển hách là một khám phá thú vị và đầy cảm xúc chờ đợi du khách.
Hiện nay, loại hình du lịch ẩm thực (food tourism) đang rất phổ biến tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Ở Việt Nam, một số địa phương là trọng điểm du lịch đã quan tâm phát triển du lịch ẩm thực. Trong xu thế chung đó, ngành du lịch Cao Bằng cần phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có để phát
Đèo Mã Phục, xã Quốc Toản (huyện Quảng Hòa) nằm trên tuyến Quốc lộ 3 vốn nổi tiếng bởi sự hiểm trở và vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ. Đặc biệt, đèo là điểm dừng chân đầu tiên để du khách thưởng ngoạn trong tuyến du lịch cụm phía Đông của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Bằng việc vẽ tranh lên cột điện, tuổi trẻ phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng đã và đang góp phần tô đẹp thêm diện mạo thành phố trẻ, nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan đô thị, đồng thời tạo ấn tượng với du khách khi đến với miền Non nước Cao Bằng.
Đồng bào Tày, Nùng ở Quảng Hòa rất coi trọng lễ cúng Thổ công, dù sống ở đâu cũng phải lập miếu thờ Thổ công. Đây là nét sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đặc biệt của người Tày, Nùng.
Tôi may mắn và bất ngờ khi được tham dự nghi lễ cấp sắc của anh Lãnh Sinh Trưởng, 26 tuổi, dân tộc Tày, xóm Nà Đỏm, xã Xuân Trường (Bảo Lạc). Lễ cấp sắc Tào là một đại lễ lớn trong các nghi lễ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nói chung của người Tày Bảo Lạc.
Đến với Cao Bằng, du khách được trải nghiệm, khám phá mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, danh lam thắng cảnh đẹp, văn hóa giàu bản sắc. Bên cạnh đó, hành trình chinh phục những ngọn núi cao hùng vỹ, hiểm trở sẽ làm chuyến du lịch càng thêm bất ngờ, thú vị.
Từ ngàn xưa, Cao Bằng được mệnh danh là kho tàng của các giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo, trong đó có giá trị chợ phiên của các dân tộc anh em với 55 phiên chợ huyện, chợ liên xã của 9 dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt của non nước Cao Bằng.